KienThucTinHoc

Friday, January 21, 2005

GPRS – MMS VINAPHONE


GPRS – MMS VINAPHONE
GPRS (General Packet Radio Service - Dịch vụ vô tuyến gói chung): là dịch vụ truyền tải mới của hệ thống GSM, áp dụng nguyên lý gói vô tuyến để truyền số liệu của người sử dụng một cách có hiệu quả giữa máy điện thoại di động tới các mạng truyền số liệu . Yêu cầu sử dụng dịch vụ:-Thuê bao phải được cài đặt dịch vụ Data, GPRS, WAP trên tổng đài. -Thuê bao phải có máy đầu cuối hỗ trợ GPRS (đối với dịch vụ nhắn tin đa phương tiện thì thuê bao cần phải có máy đầu cuối hỗ trợ MMS). -Máy đầu cuối phải được cài đặt đúng và đủ các thông số. -Vị trí thuê bao phải nằm trong phạm vi vùng phủ sóng GPRS (hiện tại là Hà Nội, Ðà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Ðồng Nai và Huế). Các dịch vụ cung cấp trên nền GPRS của Mạng VinaPhone: Hiện nay có 3 loại máy đầu cuối hỗ trợ GPRS: - Loại 1: chỉ có tính năng truy nhập WAP (Siemens ME45)- Loại 2: truy nhập được WAP và có tính năng MMS (Nokia 6610, 6100)- Loại 3: truy nhập được WAP, có tính năng MMS, có tính năng web-browser để truy nhập trực tiếp và các trang web bình thường ngay trên màn hình máy điện thoại (Siemens SX 45) Tuỳ từng loại máy các ứng dụng của GPRS sẽ khác nhau. Nhìn chung có các ứng dụng chính sau đây: 1. Dịch vụ truy cập Internet: - Truy cập gián tiếp: khách hàng có thể sử dụng máy di động GPRS thay thế đường truy nhập qua line thoại thông thường để truy nhập Internet từ máy tính xách tay hoặc các thiết bị khác như PDA, Pocket PC. Việc kết nối có thể thực hiện qua cổng hồng ngoại của máy tính và máy di động. Khách hàng cần phải tạo lập đưòng dial-up riêng trong chương trình Windows với số truy nhập riêng của dịch vụ GPRS. Trong trường hợp này khách hàng cũng có thể sử dụng máy di động GPRS và máy tính để nhận và gửi email, file dữ liệu?Tạm thời VinaPhone đang khoá dịch vụ này trong thời gian thử nghiệm. - Truy cập trực tiếp trên màn hình máy điện thoại di động: đối với các máy di động có tính năng web-browser (tương tự như chương trình Internet Browser trên máy tính), khách hàng có thể truy nhập trực tiếp vào các trang web ngay trên màn hình máy di động thông qua đường kết nối GPRS. Máy di động sẽ hoạt động như một máy tính thu nhỏ, khách hàng cũng có thể nhận và gửi email, file dữ liệu đồng thời có thể tải trực tiếp các hình ảnh, đoạn video về máy di động của mình 2. Truy cập WAP: - Khách hàng có thể sử dụng đường kết nối GPRS để truy cập trực tiếp vào các trang wap như http://wap.vinaphone.vnn.vn, http://wap.vnn.vn.... với tốc độ cao hơn nhiều lần so với các truy nhập qua đường thoại (quay số 999). + Ðối với dịch vụ WAP thông thường (VNN999): không thể gọi hoặc nhận cuộc gọi trong khi truy cập. Người gọi sẽ nghe tín hiệu báo bận khi gọi đến. + Ðối với dịch vụ WAP qua GPRS: có thể gọi hoặc nhận cuộc gọi trong khi truy cập, đồng thời tốc độ truy cập nhanh hơn. - Ngoài việc tra cứu các thông tin như tin tức, kết quả xổ số, tỷ giá hối đoái, cổ phiếu, Hàng không Việt Nam, Thể thao, thời tiết, giải trí, giá cả?khách hàng còn có thể tải trực tiếp nhạc chuông đa âm, hình ảnh, game, video clip về máy di động của mình. Hiện nay trang chủ wap.vinaphone.vnn.vn còn cung cấp dịch vụ tra cứu từ điển trực tuyến Anh, Pháp, Việt với vốn từ phong phú và khả năng hiển thị trực tiếp tiếng Việt trên màn hình điện thoại di động. 3. Dịch vụ Nhắn tin đa phương tiện - MMS (Multimedia Message Service): -MMS là dịch vụ cho phép khách hàng có thể gửi và nhận các bản tin đa phương tiện (bao gồm text, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim ngắn?) từ máy điện thoại di động của mình đến các máy điện thoại di động khác hoặc các địa chỉ email. -Khi đã có máy di động hỗ trợ tính năng MMS, việc gửi các bản tin MMS thông thường có thể được thực hiện qua 2 cách sau: +Sử dụng kênh thoại thông thường qua đường truy nhập WAP (quay số 999) với tốc độ hạn chế 9,6 Kbps +Sử dụng đường truy nhập qua GPRS với tốc độ cao hơn. -Gửi và nhận MMS: có 04 trường hợp sau đây: +Gửi MMS từ máy ÐTDÐ có hỗ trợ MMS tới máy ÐTDÐ có hỗ trợ MMS +Gửi MMS từ máy ÐTDÐ có hỗ trợ MMS tới máy ÐTDÐ không hỗ trợ MMS: Hệ thống sẽ nhắn tin SMS đến thuê bao nhận tin cung cấp địa chỉ trang web chứa nội dung bản tin MMS và tên, mật khẩu truy cập để khách hàng vào internet xem tin. +Gửi MMS từ máy ÐTDÐ tới địa chỉ E-mail +Gửi MMS từ một địa chỉ e-mail đến máy ÐTDÐ có hỗ trợ MMS. 4. Video: -Xem các đoạn video tải về (Offline Video: movie, news, sport, v.v?) Từ máy ÐTDÐ có hỗ trợ chức năng Video Player, khách hàng thực hiện các bước sau: > Truy cập địa chỉ của nhà cung cấp nội dung thông tin như film, tin tức thời sự, thể thao, v.v? > Tải toàn bộ nội dung thông tin muốn xem về máy di động. > Xem lại toàn bộ thông tin đã tải về trên máy ÐTDÐ đó. - Xem Video trực tuyến: khách hàng có thể sử dụng kết hợp với máy quay camera kết nối internet để xem hình ảnh động trực tiếp trên màn hình máy di động (giám sát từ xa) Tham số cài đặt GPRS - MMS trên máy ÐTDÐ của khách hàng:Cài đặt nhân côngGPRS + Homepage: http://wap.vinaphone.vnn.vn + Security: non-secure + IP address: 10.1.10.46 + Bearer: GPRS + Username: mms + Password: mms + APN/GPRS access point: m3-world MMS + Homepage: http://mms.vinaphone.vnn.vn:8002 + Security: non-secure + IP address: 10.1.10.46 + Username: mms + Password: mms + APN/GPRS access point: m3-mms Cài đặt tự động OTA: OTA: Soạn SMS: "set GPRS" và gửi về 333 ÁP DỤNG CHO các loại máy GRPS sau: + Nokia: tất cả các máy + Samsung: V200 + Sony-Ericsson: tất cả các máy + Motorola: C350 OTA: Soạn SMS: "set MMS" và gửi về 333 ÁP DỤNG CHO các loại máy GRPS sau: + Nokia: tất cả các máy + Samsung: V200 + Sony-Ericsson: tất cả các máy + Motorola: C350
posted by quocdung @
5:40 AM 0 comments

Cài đặt Sony Ericsson T68i
Buớc 1: Cài đặt data connection account: Chản CONNECT -> Data Comm. -> Data accounts -> Add account -> GPRS data. Sau đó nhập các thông tin sau: - Name: mobi-gprs - APN: m-i090 - User name: mms - Password: mms Bấm Save Bước 2: Cài đặt dịch vụ WAP truy cập qua GPRS Vào WAP services -> Options > Common > Push Access > ON Vào WAP services -> Options -> WAP Profiles -> Add Profile. Sau đó nhập các thông tin sau: - Name (Mandatory): wap over gprs - Connect using (Mandatory): mobi-gprs - IP address (Mandatory): 203.162.021.114 Bấm Save Chọn wap over gprs -> Edit -> Chg homepage - Name: wap over gprs - Address: http://wap.mobifone.com.vn - Data mode: Conn Oriented - Security: OFF - Show Picture: ON - Response timer: 150 Bước 3: Cài đặt dịch vụ MMS: Chản Messages -> MMS > Options - Validity period: Maximum time - Read Report: Off - Delivery Report sending: Off - Auto delete : Off - Auto download: On - Message server: http://203.162.021.114/mmsc br - WAP Profile: wap over gprs
posted by quocdung @
5:38 AM 0 comments

Cài đặg GPRS, MMS cho T300/T310/T68
Bước 1: Cài đặt data connection account Chọn CONNECT -> Data Comm. -> Data accounts -> Add account -> GPRS data. Sau đó nhập các thông tin như sau: - Name: mobi-gprs - APN: m-i090 - User name: mms - Password: mms Bấm Save Bước 2: Cài đặt dịch vụ WAP qua GPRS Vào WAP services -> Options > Common > Push Access > ON br Vào WAP services -> Options -> WAP Profiles -> Add Profile. Sau đó nhập các thông tin như sau: - Name (Mandatory ): wap over gprs - Connect using (Mandatory): mobi-gprs - IP address (Mandatory): 203.162.021.114 Bấm Save Chọn wap over gprs -> Advance -> Chg homepage. Nhập các thông tin như sau: - Name: wap over gprs - Address: http://wap.mobifone.com.vn - User id: mms - Password: mms - Security: OFF - Show Picture: ON - Response timer: 150 Bước 3: Cài đặt dịch vụ MMS Chọn Messages -> Multimedia -> Options - Validity period: Maximum time - Read Report: Off - Delivery Report: On hoặc Off - Auto delete: Off - Auto download: On - Content alert: ON - Message server: http:// 203.162.021.114/mmsc - WAP Profile: wap over gprs
posted by quocdung @
5:37 AM 0 comments

Mã số bí mật của điện thoại di động Nokia
Có một số thao tác kỹ thuật mà chúng ta không thể nhìn thấy được trên điện thoại theo các thao tác thông thường, mà chúng ta phải có các mã số do người viết phần mềm cài đặt để dành cho các kỹ thuật viên sửa chữa có thể biết được các thông số kỹ thuật của máy điện thoại. Tuy nhiên những mã số này không phải quá khó để thực hiện, với bài viết này tôi hy vọng các bạn có thể khám phá được nhiều điều từ chiếc điện thoại của mình. *3370# Với mã số này, bạn có thể kích hoạt điện thoại chuyển sang chế độ EFR (Enhanced Full Rate codec). Ở chế độ này, chất lượng đàm thoại sẽ tốt hơn rất nhiều, tuy nhiên thời gian của pin sử dụng để đàm thoại của máy sẽ giảm đi từ 5-10%. Sau khi bấm mã số này xong, bạn cần khởi động lại máy để chế độ này có hiệu lực. Nếu bạn không muốn dùng chức năng này hãy bấm *efr0# (*3370#) để trở lại bình thường. *4720# Với mã số này, các bạn sẽ kích hoạt chế độ HRC (Half Rate Codec), với chế độ này thì chất lượng âm thanh của cuộc gọi sẽ kém hơn bình thường nhưng bù lại thì thời gian sử dụng của pin sẽ tăng lên khoảng 30%. Sau khi bấm mã số này và nút gọi, bạn phải khởi động lại máy để chế độ được kích hoạt. Và nếu bạn không muốn dùng chức năng này nữa, hãy bấm #hrc0# (#4720#) để trở về như bình thường. *#92702689# Ðây là mã số giúp bạn khi mua máy có thể kiểm tra được số sêri của sản phẩm (PSN). Với số sêri này bạn có thể vào trang web của Nokia để kiểm tra ngày xuất xưởng, nơi sản xuất. Với những máy đã bị thay bo mạch thì mã số này sau khi bấm sẽ không hiện được số sêri tránh cho bạn bị mua nhầm máy điện thoại. Sau khi nhấn mã số này bạn tắt máy và khởi động máy lại. *#7780#Mã số này giúp bạn có thể khôi phục lại các cài đặt mặc định của nhà sản xuất khi máy được xuất xưởng. Khi nhấn mã này, bạn phải nhập vào mật mã máy của bạn, thường mật mã mặc định của máy Nokia là : 12345. Nếu bạn xài các máy có sử dụng hệ điều hành Symbian như máy 6600, 7650, 3650, v.v... bạn có thể đánh mã *#7370# để định dạng lại toàn bộ máy của bạn về trạng thái ban đầu, kể cả danh bạ điện thoại cũng sẽ được xoá toàn bộ. *#7370925538#Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật (wallet). Các thông tin đó được bảo vệ bằng mật khẩu riêng (wallet code). Với mã số này sẽ giúp bạn xoá toàn bộ các thông tin bí mật trên mà không cần phải biết wallet code. Tuy nhiên bạn cần phải nhập mật mã của máy để đồng ý xoá. *#67705646# Với mã số này có thể cho phép bạn xóa biểu tượng của nhà cung cấp dịch vụ như MobiFone hay Vinaphone trên các máy màn hình Nokia. Lưu ý là chức năng này chỉ làm làm việc đối với các loại máy Nokia đen trắng. *#7220# Ðây là mã số giúp bạn kích hoạt chế độ PCCCH, khi kích hoạt chế độ này thì màn hình sẽ hiển thị ¡°PCCCH support enabled¡±, sau đó máy sẽ tự động khởi động lại. Với chế độ này, bạn sẽ rút ngắn được thời gian truy cập GPRS. Tuy nhiên để thực hiện đươc chức năng này thì nhà cung cấp dịch vụ của bạn phải hỗ trợ chế độ PCCCH. Ðể trở về như bình thường bạn có thể nhấn *#pcd0# (*#7230#). xxx# Với mã số này bạn có thể xem được số thuê bao nào được lưu ở vị trí xxx trong simcard (xxx có giá trị từ 1 đến 250 đối với các simcard lưu được 250 số điện thoại).
posted by quocdung @
5:36 AM 0 comments

Mã số “bí mật” của Samsung
Xin giới thiệu với bạn đọc một số mã số “bí mật” của máy Samsung T100, đọc xong bạn hãy “vọc” thật đã và khám phá hàng loạt chức năng chưa sử dụng hết của ĐTDĐ mà mình đang sử dụng. *#06# Hiển thị số IMEI của máy. *#9999# Hiển thị số phiên bản phần mềm. *#0001# Hiển thị các thông số dùng để kết nối với máy tính qua giao tiếp RS-232. *0001*s*f*t# Thay đổi các thông số dùng để kết nối với máy tính qua giao tiếp RS-232. *2767*3855# Khôi phục toàn bộ thông tin trong bộ nhớ EEPROM về trạng thái ban đầu. *#8999*246# Hiển thị trạng thái chương trình. *#8999*289# Thay đổi tần số âm thanh cảnh báo. *#8999*324# Hiển thị màn hình sửa lỗi. *#8999*377# Hiển thị các lỗi của EEPROM. *#8999*523# Thay đổi độ tương phản của màn hình tinh thể lỏng. *#8999*636# Hiển thị trạng thái của bộ nhớ. *#8999*778# Hiển thị bảng các dịch vụ của SIM. *#8999*842# Thử chế độ rung của máy. *#8999*9266# Màn hình gỡ lỗi *#8999*9999# Phiên bản phần mềm.
posted by quocdung @
5:35 AM 0 comments

Một số thủ thuật với máy Samsung E700
TT - Bạn có thể bấm phím menu và tiếp theo là các phím số để truy cập nhanh vào các menu con, chẳng hạn như bấm menu-1-2 để chuyển đến phần tin nhắn đa phương tiện, menu-4-2 để chuyển đến phần cài đặt cho màn hình... - Để chuyển nhanh sang chế độ tắt chuông, bấm và giữ phím “#”. - Bấm và giữ phím âm lượng (ở bên hông thân máy) để bật sáng đèn màn hình phụ. - Khi bạn dùng phụ kiện tai nghe ngoài, bấm và giữ phím ở ống nói (microphone) khoảng 2 giây, điện thoại sẽ tự động gọi lại số gần đây nhất cho bạn (chức năng redial). - Để xem số điện thoại nào được lưu trong từng vị trí của danh bạ điện thoại, bấm số của vị trí đó, sau đó bấm phím “#”. Chẳng hạn như nếu bạn muốn xem số điện thoại nào được lưu ở vị trí số 15 trong danh bạ, hãy bấm 15#. - Để nghe được âm thanh báo thức ngay cả khi tắt điện thoại, bạn hãy vào menu Organizer -> Alarm, và chọn Auto power là On. - Bạn không thể tắt tiếng kêu khi chụp ảnh, nhưng bạn có thể làm cho nó kêu nhỏ hơn. Vào menu Camera -> Take photos -> Settings -> Shutter sound và chọn “Resonant”. - Máy E700 có chức năng ghi âm, tuy nhiên bạn chỉ có thể dùng được chức năng này khi soạn tin nhắn MMS. Vào menu Multimedia message -> New message -> Sound -> Record new. Khi đó bạn có thể bắt đầu ghi âm và có thể lưu lại thành một file. Để dùng lại file ghi âm đó, bạn hãy vào menu Fun box -> Media box -> Voices.
posted by quocdung @
5:33 AM 0 comments

Thủ thuật Những bí mật về IMEI và truy tìm ĐTDĐ bị mất
IMEI là gì? IMEI (International Mobile Equipment Identity) là số nhận dạng thiết bị di động quốc tế, dùng để phân biệt từng máy ĐTDĐ. Nói cách khác, về nguyên tắc, không thể có hai ĐTDĐ cùng mang một số IMEI. Thông thường, số IMEI do một số tổ chức cung cấp cho nhà sản xuất ĐTDĐ. Muốn sản phẩm của mình được cấp số IMEI, nhà sản xuất ĐTDĐ phải gửi đề nghị cho một trong các tổ chức nói trên để họ xem xét. Cấu trúc và ý nghĩa các thành tố của số IMEI: Số IMEI luôn gồm 15 chữ số theo dạng: NNXXXX-YY-ZZZZZZ-A. Trong đó, sáu chữ số đầu (NNXXXX) của IMEI được gọi là TAC (Type Allocation Code), hai chữ số tiếp theo (YY) được gọi là FAC (Final Assembly Code), sáu chữ số kế tiếp (ZZZZZZ) là số sêri của máy, chữ số cuối cùng (A) là số dùng để kiểm tra. Chi tiết hơn: - NN: Hai chữ số đầu của IMEI được gọi là Reporting Body Identifier, dùng để nhận dạng tổ chức nào đã cung cấp số IMEI cho nhà sản xuất ĐTDĐ (thông thường, số IMEI được bắt đầu bằng số 35 hoặc 44, đây là số do tổ chức BABT cấp - www.babt.com). - XXXX: Bốn chữ số kế tiếp được gọi là Mobile Equipment Type Identifier, dùng để nhận dạng chủng loại (model) ĐTDĐ. - YY: Hai chữ số này được gọi là FAC (Final Assembly Code), dùng để xác định xuất xứ của sản phẩm (đã được sản xuất hoặc lắp ráp ở quốc gia nào). Cần lưu ý rằng một nhà máy có thể có từ hai mã số FAC trở lên để tránh trường hợp số IMEI bị trùng lặp khi số lượng sản phẩm vượt quá con số một triệu, bởi số xêri ZZZZZZ chỉ bao gồm sáu chữ số). - ZZZZZZ:Số xêri của sản phẩm. - A: Số dùng để kiểm tra. Số này được tính dựa vào 14 chữ số đã nêu theo một thuật toán cho trước. Có thể căn cứ vào số này để biết số IMEI có hợp lệ hay không. Nhìn chung, dựa vào số IMEI, ta có thể xác định được model của sản phẩm, xuất xứ. Tuy nhiên không có quy tắc chung trong việc đánh số model và xuất xứ, đánh số thế nào phụ thuộc vào nhà sản xuất. Bảng bên dưới là thông tin về một số xuất xứ đó

Kiến thức cơ bản về Virtual LANs

Kiến thức cơ bản về Virtual LANs -
Có nhiều kiểu VLAN khác nhau : VLAN 1 / Default VLAN / User VLAN / Native VLAN / Management VLAN. Mặc định, tất cả các giao diện Ethernet của Cisco switch nằm trong VLAN 1. Chính vì thế, việc phân biệt các kiểu VLAN trở lên khó khăn hơn. Bài viết này sẽ mô tả các kiểu VLAN khác nhau.

VLAN 1
Mặc định, các thiết bị lớp 2 sẽ sử dụng một VLAN mặc định để đưa tất cả các cổng của thiết bị đó vào. Thêm vào nữa là có rất nhiều giao thức lớp 2 như CDP, PAgP, và VTP cần phải được gửi tới một VLAN xác định trên các đường trunk. Chính vì các mục đích đó mà VLAN mặc định được chọn là VLAN 1.
CDP, PagP, VTP, và DTP luôn luôn được truyền qua VLAN 1 và mặc định này không thể thay đổi được. Các khuyến cáo của Cisco chỉ ra rằng VLAN 1 chỉ nên dành cho các giao thức kể trên.

Default VLAN
VLAN 1 còn được gọi là default VLAN. Chính vì vậy, mặc định, native VLAN, management VLAN và user VLAN sẽ là thành viên của VLAN 1.
Tất cả các giao diện Ethernet trên switch Catalyst mặc định thuộc VLAN 1. Các thiết bị gắn với các giao diện đó sẽ là thành viên của VLAN 1, trừ khi các giao diện đó được cấu hình sang các VLAN khác.

User VLANs
Hiểu đơn giản User VLAN là một VLAN được tạo ra nhằm tạo ra một nhóm người sử dụng mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý hay logic và tách biệt với phần còn lại của mạng ban đầu. Câu lệnh switchport access vlan được dùng để chỉ định các giao diện vào các VLAN khác nhau.

Native VLAN
Một chủ đề hay gây nhầm lẫn là Native VLAN. Native VLAN là một VLAN có các cổng được cấu hình trunk. Khi một cổng của switch được cấu hình trunk, trong phần tag của frame đi qua cổng đó sẽ được thêm một số hiệu VLAN thích hợp. Tất cả các frames thuộc các VLAN khi đi qua đường trunk sẽ được gắn thêm các tag của giao thức 802.1q và ISL, ngoại trừ các frame của VLAN 1. Như vậy, theo mặc định các frames của VLAN 1 khi đi qua đường trunk sẽ không được gắn tag.


Native VLAN

Một chủ đề hay gây nhầm lẫn là Native VLAN. Native VLAN là một VLAN có các cổng được cấu hình trunk. Khi một cổng của switch được cấu hình trunk, trong phần tag của frame đi qua cổng đó sẽ được thêm một số hiệu VLAN thích hợp. Tất cả các frames thuộc các VLAN khi đi qua đường trunk sẽ được gắn thêm các tag của giao thức 802.1q và ISL, ngoại trừ các frame của VLAN 1. Như vậy, theo mặc định các frames của VLAN 1 khi đi qua đường trunk sẽ không được gắn tag.

Khả năng này cho phép các cổng hiểu 802.1Q giao tiếp được với các cổng cũ không hiểu 802.1Q bằng cách gửi và nhận trực tiếp các luồng dữ liệu không được gắn tag. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp khác, điều này lại gây bất lợi, bởi vì các gói tin liên quan đến native VLAN sẽ bị mất tag.

Native VLAN được chuyển thành VLAN khác bằng câu lệnh :

Switch(config-if)#switchport trunk native vlan vlan-id

Chú ý : native VLAN không nên sử dụng như là user VLAN hay management VLAN.

Management VLAN

Hiện nay, đa số các thiết bị như router, switch có thể truy cập từ xa bằng cách telnet đến địa chỉ IP của thiết bị. Đối với các thiết bị mà cho phép truy cập từ xa thì chúng ta nên đặt vào trong một VLAN, được gọi là Management VLAN. VLAN này độc lập với các VLAN khác như user VLAN, native VLAN. Do đó khi mạng có vấn đề như : hội tụ với STP, broadcast storms, thì một Management VLAN cho phép nhà quản trị vẫn có thể truy cập được vào các thiết bị và giải quyết các vấn đề đó.

Một yếu tố khác để tạo ra một Management VLAN độc lập với user VLAN là việc tách các thiết bị đáng tin cậy với các thiết bị không tin cậy. Do đó làm giảm đi khả năng các user khác đạt được quyền truy cập vào các thiết bị đó.

Configuring the router

Khi một giao diện của router được cấu hình ở mode trunk link, thì các frame nhận được từ native VLAN trên giao diện đó sẽ không được gắn tag. Và đối với các frame từ các VLAN khác sẽ có tag là ISL hoặc 802.1Q.



Để cấu hình một giao diện của router ở mode trunk link thì ta phải sử dụng subinterface. Mỗi một subinterface sẽ được cấu hình ứng với giao thức trunking trên mỗi switch là ISL hay 802.1Q. Chúng ta dùng câu lệnh sau :

encapsulation [ dot1q isl ] vlan.

Khi subinterface muốn nhận cả các frame của native VLAN thì phải được cấu hình thêm :

encapsulation [ dot1q isl ] vlan. native

Chú ý : trong các phiên bản IOS trước 12.1(3)T, để cấu hình native VLAN thì phải cấu hình ở giao diện vật lý