KienThucTinHoc

Tuesday, July 26, 2005

Giải pháp cân bằng tải qua mạng


Giới thiệu chung

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ ISP hoặc các doanh nghiệp lớn ứng dụng nhiều hệ thống máy chủ thì giải pháp sử dụng một máy chủ cấu hình cao để xử lý các ứng dụng không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là mô hình nhiều máy chủ có sử dụng hệ thống cân bằng tải Thiết bị cân bằng tải LB -8000 của Planet là một thiết bị Switching Layer 4 cho phép các doanh nghiệp, ISP cân bằng tải với các ứng dụng IP tạo ra tính sẵn sàng cao trong môi trường Web.

Chức năng hệ thống
Scalability (Tính phạm vi) :

Dễ dàng mở rộng hoặc thu nhỏ tức là có thể thêm hoặc bỏ bớt server
LB – 8000 không giới hạn số cluster và cũng không giới hạn số server thực. Người quản trị hệ thống không cần trả thêm bất kỳ khoản lệ phí nào khi mở rộng hệ thống.

Manageability (Tính quản lý) :
Theo dõi trạng thái của các server một cách tập trung
Bảo dưỡng các server mà không cần phải shutdown dịch vụ
Có thể tách riêng các ứng dụng khỏi server
Làm việc được với nhiều hệ điều hành
Người quản trị hệ thống dễ dàng quản lý LB – 8000 thông qua giao diện Web hoặc thông qua dòng lệnh (CLI).Chức năng đồng bộ theo 2 hướng đảm bảo cho cấu hình và truy cập hệ thống giữa 2 LB – 8000 là giống hệt nhau. Ngoài ra người quản trị hệ thống cũng dễ dàng theo dõi trạng thái của Server thực thông qua giao diện đồ hoạ , quản lý nội dung theo cơ chế VPN, hoặc cơ chế forward địa chỉ. Chức năng cảnh báo theo địa chỉ Email và cơ chế bẫy SNMP đảm bảo cho người quản trị có thông tin nhanh nhất khi hệ thống có lỗi.

Availability (Tính sẵn sàng):
Kiểm tra trạng thái Server đảm bảo lưu lượng yêu cầu được chuyển tới server thích hợp
Có thể backup load balancer

Tính hiệu quả:
Bộ vi xử lý Dual – Xeon với công nghệ Hyper-Threading hiệu suất cao làm cho LB – 8000 có thể tương đương với Switch layer 4 .Ngoài ra hệ thống được trang bị Gigabit Ethernet card làm cho hệ thống mạng hoạt động ở mức tối đa.
Các server được nhóm lại (clustered) thực hiện đa nhiệm vụ tốt hơn.
Tất cả các server đều hoạt động đúng công suất và không có hiện tượng một server nào đó quá “nhàn rỗi” trong khi server khác lại đang “quá tải”.

Thành phần hệ thống
PLANET LB-8000 hoạt động với bộ xử lý Dual - Xeon 2.4GHz và 512MB bộ nhớ. 2 cổng RJ45 tốc độ Gigiabit và ổ CdRom 24x Slim.

Chỉ tiêu kỹ thuật
Model
LB - 8000
Hardware
CPU
Dual 2.4 GHz Intel® Xeon® processors with 512KB L2 cache, supporting 400/533MHz front side bus speed
Memory
512MB Registered ECC DDR SDRAM, upgradeable to 4GB
Network Interface
2 x 10/100/1000Mbps Gigabit Ethernet port
Drive Bay
Slim 24X CD-ROM
Thermal Heat Sink
The CPU heat sinks provide the following features:Support Intel® Xeon® 2.4GHz processor (or above) with FSB 400/533MHzCopper fins provide superior heat conductivity
Power Supply
350W 1U power supply100-240V 9A AC
Power Consumption
Maximum 200W, 680 BTU
Temperature
0~40 degree C (operating), -10~70 degree C (storage)
Humidity
5%~ 95% (non-condensing)
Emission
EMI: FCC part 15, CE
Dimensions
42.42 x 424.94 x 622.30 mm (H x W x D)
Weight
10kg (Net weight)
LED Indicators
PWR, DOM, LAN1, LAN2, SVR, ACT
Button
1 for reset/factory reset
Console
1 x VGA + 1 x PS2 interface for monitor and keyboard
ON/OFF switch
1 x ON/OFF switch

Software
Compatible Server OS

Windows, Mac OS, Linux, UNIX and all other OS supporting TCP/IP

Supporting Protocols or Applications

WEB: HTTP, HTTPS, ASP, PHP, JSP, VB (virtual basic script), Active X, JAVA, VRML, CGIEmail: POP3, IMAP, SMTPFTP: active and passive mode under NAT and direct routingStreaming: RTSP, MMSOther TCP/UDP based protocols: Telnet, NNTP, LDAP, RADIUS, DNS...etc.

Load Balancing Modes
Round robin, weighted round robin, least connections and weighted least connections
Traffic Management
NAT, direct routing and IP tunneling
Server Health Check
ICMP, port and content check
Fault Tolerance

Bi-directional stateful failoverActive-standby configurationNice fail backDual-path heartbeat
User Interface

Web GUI, based on Java AppletCommand line interface, through console, Telnet or SSH
TFTP Support
Upload the batch configuration file through TFTP.
Scalability
No limit on real server number and cluster (VIP) number
Contents Management in Real Servers
IP Forwarding, VPN (PPTP)

Detailed Logging

System, management, HA, connection and alert with export and monthly report function.
SNMP Support
SNMP enterprise MIB and SNMP Trap
Other Features

Embedded OSSync of Configurations and LogsGraceful ShutdownECOM ProtocolActive/Passive FTP SupportSource IP PersistenceStatic RouteEmail AlertNTP (network time protocol) SupportDNS ProxyFirmware Upgrade through CDOutbound NATAPC UPS SupportJava Applet-based Real Time Status Monitoring

Mô hình hệ thống


Yêu cầu hệ thống
LB-8000 hoạt động hiệu quả cho những ứng dụng cần cân bằng tải như Web, Mail, FTP và cơ sở dữ liệu. Hệ thống yêu cầu được đặt sau Router và Firewall. Nếu những ứng dụng yêu cầu tính sẵn sàng cao thì phải lắp đặt 2 LB-8000 để đảm bảo hệ thống luôn trong tình trạng sẵn sàng.



Kỹ thuật cân bằng tải lưu lượng

Hiện nay, khi nhu cầu truy nhập mạng bùng nổ, các server cung cấp dịch vụ đang trở nên quá tải. Việc lựa chọn một server đơn lẻ có cấu hình cực mạnh để đáp ứng nhu cầu này sẽ kéo theo chi phí đầu tư rất lớn. Giải pháp hiệu quả được đưa ra là sử dụng một nhóm server cùng thực hiện một chức nóng dưới sự điều khiển của một công cụ phân phối tải - Giải pháp cân bằng tải. Có rất nhiều hãng đưa ra giải pháp cân bằng tải như Cisco, Coyote Point, Sun Microsystems... với rất nhiều tính nóng phong phú. Tuy nhiên, về cơ bản, nguyên tắc cân bằng tải vẫn xuất phát từ những quan điểm kỹ thuật khá tương đồng.Giới thiệuHiện nay, khi nhu cầu truy nhập mạng bùng nổ, các server cung cấp dịch vụ đang trở nên quá tải. Việc lựa chọn một server đơn lẻ có cấu hình cực mạnh để đáp ứng nhu cầu này sẽ kéo theo chi phí đầu tư rất lớn. Giải pháp hiệu quả được đưa ra là sử dụng một nhóm server cùng thực hiện một chức nǎng dưới sự điều khiển của một công cụ phân phối tải - Giải pháp cân bằng tải. Có rất nhiều hãng đưa ra giải pháp cân bằng tải như Cisco, Coyote Point, Sun Microsystems... với rất nhiều tính nǎng phong phú. Tuy nhiên, về cơ bản, nguyên tắc cân bằng tải vẫn xuất phát từ những quan điểm kỹ thuật khá tương đồng. Một kỹ thuật cân bằng tải điển hình là RRDNS (Round Robin DNS). Với giải pháp này, nếu một server trong nhóm bị lỗi, RRDNS sẽ vẫn tiếp tục gửi tải cho server đó cho đến khi người quản trị mạng phát hiện ra lỗi và tách server này ra khỏi danh sách địa chỉ DNS. Điều này sẽ gây ra sự đứt quãng dịch vụ. Sau những phát triển, từ các thuật toán cân bằng tải tĩnh như Round Robin, Weighted Round Robin đến các thuật toán cân bằng tải động như Least Connection, Weighted Least Connection, Optimized Weighted Round Robin và Optimized Weighted Least Connection, kỹ thuật cân bằng tải hiện nay nhờ sự kết hợp các thuật toán trên ngày càng trở nên hoàn thiện mặc dù nhược điểm vốn có như tạo điểm lỗi đơn và vấn đề nút cổ chai do sử dụng bộ điều phối tập trung (centralized dispatcher) vẫn còn. Bài báo này giới thiệu một giải pháp mà Microsoft sử dụng cho web server chạy website Microsoft.com, đó là kỹ thuật cân bằng tải mạng (NLB - Network Load Balancing). Ngoài khả nǎng áp dụng với Web server, kỹ thuật này còn có thể áp dụng với các hệ server ứng dụng khác. NLB không chỉ làm nhiệm vụ phân phối tải cho các server mà còn còn cung cấp cơ chế đảm bảo hệ thống server tính luôn khả dụng trước các client. NLB không có yêu cầu đặc biệt gì về phần cứng, bất cứ máy tính nào hợp chuẩn đều có thể được sử dụng làm server. Chi phí triển khai nhờ đó giảm đáng kể. Kiến trúc phần mềm phân tán của NLB cho phép cung cấp hiệu nǎng và tính khả dụng của kỹ thuật này ở mức cao nhất.NLB hoạt động như thế nàoNLB mở rộng hiệu nǎng của các server ứng dụng, chẳng hạn như Web server, nhờ phân phối các yêu cầu của client cho các server trong nhóm (cluster). Các server (hay còn gọi là host) đều nhận gói IP đến, nhưng gói chỉ được xử lý bởi một server nhất định. Các host trong nhóm sẽ đồng thời đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các client, cho dù một client có thể đưa ra nhiều yêu cầu. Ví dụ, một trình duyệt Web cần rất nhiều hình ảnh trên một trang Web được lưu trữ tại nhiều host khác nhau trong một nhóm server. Với kỹ thuật cân bằng tải, quá trình xử lý và thời gian đáp ứng client sẽ nhanh hơn nhiều.Mỗi host trong nhóm có thể định ra mức tải mà nó sẽ xử lý hoặc tải có thể phân phối một cách đồng đều giữa các host. Nhờ sử dụng việc phân phối tải này, mỗi server sẽ lựa chọn và xử lý một phần tải của host. Tải do các client gửi đến được phân phối sao cho mỗi server nhận được số lượng các yêu cầu theo đúng phần tải đã định của nó. Sự cân bằng tải này có thể điều chỉnh động khi các host tham gia vào hoặc rời khỏi nhóm. Đối với các ứng dụng như Web server, có rất nhiều client và thời gian mà các yêu cầu của client tồn tại tương đối ngắn, khả nǎng của kỹ thuật này nhằm phân phối tải thông qua ánh xạ thống kê sẽ giúp cân bằng một cách hiệu quả các tải và cung cấp khả nǎng đáp ứng nhanh khi nhóm server có thay đổi.Các server trong nhóm cân bằng tải phát đi một bản tin đặc biệt thông báo trạng thái hoạt động của nó (gọi là heartbeat message) tới các host khác trong nhóm đồng thời nghe bản tin này từ các khác host khác. Nếu một server trong nhóm gặp trục trặc, các host khác sẽ điều chỉnh và tái phân phối lại tải để duy trì liên tục các dịch vụ cho các client. Trong phần lớn các trường hợp, phần mềm client thường tự động kết nối lại và người sử dụng chỉ cảm thấy trễ một vài giây khi nhận được đáp ứng trả lời.Kiến trúc hệ thống cân bằng tảiĐể tối đa hoá thông lượng và độ khả dụng, công nghệ cân bằng tải sử dụng kiến trúc phần mềm phân tán hoàn toàn, trình điều khiển cân bằng tải được cài đặt và chạy song song trên tất cả các host trong nhóm. Trình điều khiển này sắp xếp tất cả các host trong nhóm vào một mạng con để phát hiện đồng thời lưu lượng mạng đến địa chỉ IP chính của nhóm (và các địa chỉ bổ sung của các host ở nhiều vị trí khác nhau). Trên mỗi host, trình điều khiển hoạt động như một bộ lọc giữa trình điều khiển card mạng và chồng giao thức TCP/IP, cho phép một phần lưu lượng mạng đến được nhận bởi host đó. Nhờ đó, các yêu cầu của client sẽ được phân vùng và cân bằng tải giữa các host trong nhóm.Hệ thống cân bằng tải chạy như một trình điều khiển mạng (về mặt logic) nằm dưới các giao thức lớp ứng dụng như HTTP hay FTP. Hình sau cho thấy việc triển khai hệ thống cân bằng tải như một trình điều khiển trung gian trong chồng giao thức mạng của Windows2000 tại mỗi host trong nhóm.Kiến trúc này tối đa hoá dung lượng nhờ việc sử dụng mạng quảng bá để phân phối lưu lượng mạng đến tất cả các host trong nhóm và loại bỏ sự cần thiết phải định tuyến các gói đến từng host riêng lẻ. Do thời gian lọc các gói không mong muốn diễn ra nhanh hơn thời gian định tuyến các gói (định tuyến bao gồm các quá trình nhận gói, kiểm tra, đóng gói lại và gửi đi), kiến trúc này cung cấp thông lượng cao hơn các giải pháp dựa trên bộ điều phối. Khi tốc độ của mạng và server tǎng lên, thông lượng cũng tǎng theo tỉ lệ thuận, do đó loại bỏ được bất cứ sự lệ thuộc nào vào việc định tuyến dựa trên các phần cứng đặc biệt. Trên thực tế, bộ cân bằng tải có thể đạt thông lượng 250Mbit/s trong các mạng Gigabit. Một ưu điểm cơ bản khác của kiến trúc phân tán hoàn toàn là độ khả dụng được tǎng cường với (N-1) cách khắc phục lỗi trong một nhóm có N host. Các giải pháp dựa trên bộ điều phối tạo ra một điểm lỗi kế thừa mà chỉ có thể được khắc phục bằng cách sử dụng một bộ điều phối dự phòng và do đó chỉ cung cấp một cách khắc phục lỗi duy nhất.Kiến trúc cân bằng tải cũng tận dụng được những ưu điểm về kiến trúc các thiết bị chuyển mạch (switch) và/hoặc các bộ tập trung (hub) của mạng con trong việc đồng thời phân phối lưu lượng mạng đến tất cả cac host trong nhóm. Tuy nhiên, phương pháp này làm tǎng "tải trọng" trên các chuyển mạch do chiếm thêm bǎng thông cổng. Đây không phải là vấn đề trong phần lớn các ứng dụng như dịch vụ Web hay streaming media, do tỉ lệ lưu lượng đến chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lưu lượng mạng. Tuy nhiên, nếu các kết nối mạng phía client đến thiết bị chuyển mạch có tốc độ nhanh hơn nhiều các kết nối phía server, lưu lượng có thể chiếm một tỉ lệ lớn quá mức cho phép của bǎng thông cổng phía server. Vấn đề tương tự sẽ gia tǎng nếu nhiều nhóm kết nối trên cùng một thiết bị chuyển mạch và các biện pháp thiết lập các mạng LAN ảo cho từng nhóm không được thực hiện. Trong quá trình nhận gói, việc triển khai của NLB là sự kết hợp giữa việc phân phối các gói tới tầng TCP/IP và nhận các gói khác qua trình điều khiển card mạng. Việc này giúp tǎng tốc độ xử lý chung và giảm trễ do TCP/IP có thể xử lý gói trong khi trình điều khiển NDIS (Network Driver Interface Specification) nhận gói tiếp theo. Trong quá trình gửi gói, NLB cũng tǎng cường thông lượng, giảm độ trễ và phụ phí (overhead) nhờ tǎng số lượng gói mà TCP/IP có thể gửi trong một kết nối. Để có được những cải thiện về hiệu nǎng này, NLB thiết lập và quản lý một tập hợp các bộ đệm gói và các ký hiệu (descriptor) được sử dụng để phối hợp các hoạt động của TCP/IP và trình điều khiển NDIS.Phân phối lưu lượng trong nhómNLB sử dụng hai lớp broadcast hoặc multicast để phân phối đồng thời lưu lượng mạng đến tất cả các host trong nhóm. Trong chế độ hoạt động mặc định là unicast, NLB sẽ gán địa chỉ trạm làm việc (địa chỉ MAC) cho card mạng để card mạng có thể hoạt động (card này gọi là card nhóm ? cluster adapter), và tất cả các host trong nhóm được gán cùng một địa chỉ MAC. Các gói đến do đó được nhận bởi tất cả các host trong nhóm và chuyển gói tới trình điều khiển cân bằng tải để lọc. Để đảm bảo tính duy nhất, địa chỉ MAC được dẫn xuất từ địa chỉ IP chính của nhóm. Ví dụ, với địa chỉ IP chính của nhóm là 1.2.3.4, địa chỉ MAC unicast được đặt là 02-BF-1-2-3-4. Trình điều khiển cân bằng tải sẽ tự động sửa địa chỉ MAC của card nhóm bằng cách thiết lập một thực thể đǎng ký và tái nạp trình điều khiển card nhóm. Hệ điều hành không cần phải khởi động lại. Nếu các host trong cluster được gắn vào một thiết bị chuyển mạch (swicth) chứ không phải một bộ tập trung (hub), việc sử dụng chung một địa chỉ MAC sẽ gây ra xung đột do các chuyển mạch lớp 2 chỉ có thể hoạt động khi các địa chỉ MAC nguồn trên tất cả các cổng của thiết bị chuyển mạch là duy nhất. Để tránh điều này, NLB sửa địa chỉ MAC nguồn cho các gói đầu ra là duy nhất, địa chỉ MAC của nhóm là 02-BF-1-2-3-4 được chuyển thành 02-h-1-2-3-4, trong đó h là mức ưu tiên của host trong nhóm. Kỹ thuật này ngǎn không cho thiết bị chuyển mạch tìm ra địa chỉ MAC thực sự của nhóm và kết quả là các gói đến nhóm được phân phối tới tất cả các cổng của thiết bị chuyển mạch. Nếu các host trong nhóm được kết nối trực tiếp vào một hub, mặt nạ địa chỉ MAC nguồn của NLB trong chế độ unicast có thể được vô hiệu hoá để tránh gây ra hiện tượng tràn cho các thiết bị chuyển mạch ở đường lên (upstream). Điều này có thể thực hiện bằng cách thiết lập tham số đǎng ký NLB là MaskSourceMAC=0. Việc sử dụng hệ thống chuyển mạch đường lên ba mức cũng có thể hạn chế tràn cho các thiết bị chuyển mạch.Chế độ unicast của NLB có thể làm vô hiệu hoá quá trình trao đổi thông tin giữa các host trong nhóm có sử dụng card nhóm. Khi các gói của một host được gửi đi với địa chỉ MAC đích giống địa chỉ MAC nguồn, các gói này sẽ bị quay vòng (loop-back) giữa các tầng giao thức mạng bên trong hệ thống phía gửi và không bao giờ ra đến đường truyền. Hạn chế này có thể tránh được bằng cách thêm một card mạng thứ hai cho mỗi host. Trong cấu hình này, NLB sử dụng một card mạng trên mạng con nhận các yêu cầu của client và một card mạng khác thường được đặt tách biệt trên mạng con cục bộ để trao đổi thông tin giữa các host trong nhóm và với các server cơ sở dữ liệu cũng như các file server gốc. NLB chỉ sử dụng card nhóm để truyền các bản tin "heartbeat" và lưu lượng điều khiển từ xa.Chú ý rằng, trao đổi thông tin giữa các host trong nhóm và các host ngoài nhóm không bao giờ bị ảnh hưởng bởi chế độ unicast của NLB. Lưu lượng mạng đến một địa chỉ IP dành riêng cho host (trong card nhóm) được nhận bởi tất cả các host trong nhóm do chúng sử dụng chung một địa chỉ MAC. Do NLB không bao giờ cân bằng tải lưu lượng đối với các địa chỉ IP dành riêng, NLB sẽ lập tức phân phối lưu lượng này đến TCP/IP trên host đã định. Các host khác trong nhóm coi lưu lượng này là lưu lượng đã được cân bằng tải và sẽ loại bỏ lưu lượng này. Chú ý, nếu lưu lượng mạng đến quá lớn đối với các địa chỉ IP dành riêng có thể ảnh hưởng đến hiệu nǎng khi hệ thống NLB hoạt động trong chế độ unicast (tuỳ theo sự cần thiết đối với TCP/IP trong việc loại bỏ các gói không mong muốn).NLB cung cấp chế độ thứ hai để phân phối lưu lượng mạng đến các host trong nhóm, chế độ multicast. Chế độ này gán địa chỉ multicast 2 lớp cho card nhóm thay vì thay đổi địa chỉ trạm làm việc của card. Ví dụ, địa chỉ MAC multicast sẽ được gán là 03-BF-1-2-3-4 tương ứng với địa chỉ IP chính là 1.2.3.4. Do mỗi host trong nhóm có một địa chỉ trạm làm việc duy nhất, chế độ này không cần một bộ card mạng thứ hai để trao đổi thông tin giữa các host trong nhóm và nó cũng không có bất cứ ảnh hưởng nào đến hiệu nǎng của toàn hệ thống do việc sử dụng các địa chỉ IP dành riêng.Chế độ unicast của NLB gây ra tràn trên switch do sự phân phối đồng thời lưu lượng mạng trên tất cả các cổng. Tuy nhiên, chế độ multicast của NLB đưa ra cơ hội hạn chế tràn switch để người quản trị hệ thống có thể cấu hình một mạng LAN ảo trên switch cho các cổng tương ứng với các host. Có thể làm được điều này bằng cách lập trình cho switch hoặc sử dụng giao thức IGMP hoặc giao thức GARP, GMRP. NLB cần triển khai chức nǎng ARP để đảm bảo rằng địa chỉ IP chính của nhóm và các địa chỉ IP ảo khác có thể phân giải sang địa chỉ MAC multicast của nhóm. (Địa chỉ IP dành riêng sẽ tiếp tục phân giải sang địa chỉ trạm làm việc của card nhóm). Thuật toán cân bằng tảiNLB sử dụng thuật toán lọc phân tán hoàn toàn để ánh xạ các client đến các host trong nhóm. Thuật toán này cho phép các host trong nhóm đưa ra các quyết định cân bằng tải một cách độc lập và nhanh chóng cho từng gói đến. Nó được tối ưu hoá để cung cấp khả nǎng cân bằng tải một cách thống kê đối với một số lượng lớn các yêu cầu nhỏ do vô số client tạo ra, điển hình là đối với các Web server. Nếu số client và/hoặc các kết nối client tạo ra các tải quá chênh lệch nhau trên server, thuật toán cân bàng tải sẽ ít hiệu quả. Tuy nhiên, tính đơn giản và tốc độ của thuật toán cho phép cung cấp hiệu nǎng rất cao bao gồm cả thông lượng cao và thời gian đáp ứng ngắn trong một dải rộng các ứng dụng client/server thông dụng.NLB xử lý các yêu cầu của client bằng cách dẫn đường cho một tỉ lệ phần trǎm đã chọn những yêu cầu mới cho từng host trong nhóm. Thuật toán không đáp ứng những thay đổi về tải trên mỗi host (chẳng hạn như tải CPU hay vấn đề sử dụng bộ nhớ). Tuy nhiên, quá trình ánh xạ sẽ được thay đổi khi quan hệ thành viên trong nhóm thay đổi và tỉ lệ phần trǎm tải phân bố sẽ được tái cân bằng.Khi xem xét một gói đến, tất cả các host thực hiện đồng thời việc ánh xạ thống kê để xác định nhanh chóng host nào sẽ xử lý gói đó. Quá trình ánh xạ sử dụng một hàm ngẫu nhiên để tính mức ưu tiên của host dựa trên địa chỉ IP và cổng đến của client cùng các thông tin trạng thái khác để tối ưu hoá việc cân bằng tải. Host tương ứng sẽ chuyển gói đó từ các tầng dưới lên tầng TCP/IP còn các host khác sẽ loại bỏ gói này. Quá trình ánh xạ không thay đổi trừ phi quan hệ giữa các host trong nhóm thay đổi, để đảm bảo rằng địa chỉ IP và cổng đến của client cho trước sẽ luôn được ánh xạ đến cùng một host trong nhóm. Tuy nhiên, host cụ thể trong nhóm mà địa chỉ IP và cổng đến của client ánh xạ tới không thể được xác định trước do hàm ngẫu nhiên có tính đến quan hệ thành viên trong nhóm hiện tại và quá khứ để tối thiểu hoá khả nǎng ánh xạ lại. Nhìn chung, chất lượng cân bằng tải được xác định một cách thống kê bởi số lượng client tạo ra yêu cầu. Như kết cấu tǎng giảm về số lượng client theo thống kê, sự đều đặn về chất lượng của thuật toán cân bằng tải sẽ thay đổi nhẹ. Để hoạt động cân bằng tải có độ chính xác cao trên mỗi host trong nhóm, một phần tài nguyên hệ thống sẽ được sử dụng để đo và phản ứng trước những thay đổi của tải. Sự trả giá về hiệu nǎng này phải được cân nhắc so với lợi ích của việc tối đa hoá khả nǎng sử dụng các tài nguyên trong nhóm (về cơ bản là CPU và bộ nhớ). Trong bất cứ trường hợp nào, việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên server phải được duy trì để có thể phục vụ cho các tải client khác trong trường hợp xảy ra lỗi. Khi một host mới tham gia vào nhóm, nó sẽ kích hoạt quá trình hội tụ và một quan hệ thành viên mới trong nhóm sẽ được tính toán. Khi quá trình hội tụ hoàn thành, một phần tối thiểu client sẽ được ánh xạ tới host mới. NLB dò các kết nối TCP trên mỗi host và sau khi kết nối TCP hiện tại của chúng hoàn thành, kết nối tiếp theo từ các client bị ảnh hưởng sẽ được xử lý bởi host mới. Do đó, các host nên được bổ sung vào nhóm tại những thời điểm tải tǎng quá mạnh nhằm tối thiểu hoá hiện tượng ngắt quãng các phiên. Để tránh vấn đề này, trạng thái phiên phải được quản lý bởi ứng dụng server sao cho nó có thể được tái cấu trúc hay được trả lại từ bất kỳ một host nào trong nhóm. Ví dụ, trạng thái phiên có thể được đẩy đến server cơ sở dữ liệu và lưu trong các cookies của client.Quá trình hội tụCác host trong nhóm trao đổi định kỳ các bản tin "heartbeat" multicast hoặc broadcast với nhau. Điều này cho phép các host có thể giám sát trạng thái của nhóm. Khi trạng thái của nhóm thay đổi (chẳng hạn như khi có host gặp trục trặc, rời khỏi hoặc tham gia vào nhóm), NLB kích hoạt một chu trình gọi là hội tụ trong đó các host trao đổi bản tin "heartbeat" để định ra một trạng thái mới, bền vững cho nhóm. Khi tất cả các đạt được sự "nhất trí" trạng thái mới của chúng sẽ được thiết lập và những thay đổi này sẽ được lưu vào nhật ký sự kiện.Trong quá trình hội tụ, các host tiếp tục xử lý lưu lượng mạng đến như mọi khi ngoại trừ lưu lượng đến host bị lỗi không nhận được dịch vụ. Quá trình hội tụ kết thúc khi tất cả các host trong nhóm có được một quan hệ thành viên ổn định trong vòng một vài chu kỳ heartbeat. Khi hoàn thành quá trình hội tụ, lưu lượng đến host bị lỗi sẽ được tái phân phối cho các host còn lại. Nếu một host được thêm vào nhóm, quá trình hội tụ cho phép host này nhận được phần tải của nó trong lưu lượng đã được cân bằng. Việc mở rộng nhóm không ảnh hưởng đến các hoạt động của nhóm và theo một cách hoàn toàn trong suốt đối với tất cả các Internet client cũng như trước các chương trình phần mềm server. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến các phiên client vì các client có thể phải tái ánh xạ tới các host khác trong nhóm.Trong chế độ unicast, mỗi host sẽ phát quảng bá (broadcast) bản tin "heartbeat" theo chu kỳ. Còn trong chế độ multicast, nó sẽ phát các bản tin này ở chế độ multicast. Mỗi bản tin "heartbeat" chiếm một khung Ethernet và được gắn thêm địa chỉ IP chính của nhóm nhằm cho phép nhiều nhóm có thể cùng tồn tại trên cùng một mạng con. Bản tin "heartbeat" của NLB của Microsoft được gán một giá trị 0x886F. Chu kỳ gửi các bản tin này mặc định là 01 giây. Giá trị này có thể thay đổi. Trong quá trình hội tụ, chu kỳ này được giảm xuống chỉ còn một nửa để đẩy nhanh việc hoàn tất quá trình này. Thậm chí, đối với các cluster lớn, bǎng thông cần thiết để truyền các bản tin "heartbeat" rất thấp (24kBytes/s cho một cluster 16 đường). Để có thể khởi tạo quá trình hội tụ, theo mặc định cần 05 bản tin heartbeat không được nhận. Giá trị này có thể thay đổi.Điều khiển từ xaCơ chế điều khiển từ xa của NLB sử dụng giao thức UDP và được gán cổng dịch vụ #2504. Các gói dữ liệu điều khiển từ xa được gửi tới địa chỉ IP chính của nhóm. Do trình điều khiển trên mỗi host trong nhóm xử lý các gói này, chúng cần được định tuyến tới mạng con của nhóm (thay vì tới một mạng con gốc mà nhóm đó gắn vào). Khi các lệnh điều khiển từ xa được đưa ra trong nhóm, chúng sẽ được phát quảng bá trên mạng con cục bộ. Điều này đảm bảo tất cả các host trong nhóm đều có thể nhận được chúng ngay cả khi nhóm chạy trong chế độ unicast.Hiệu nǎng cân bằng tảiVai trò của NLB tác động đến hiệu nǎng của hệ thống có thể được đánh giá dựa trên bốn tiêu chí chính sau:- CPU overhead trên các host của nhóm - Phần trǎm CPU cần thiết để phân tích và lọc các gói của mạng (càng thấp càng tốt).Tất cả các giải pháp cân bằng tải đều cần sử dụng một phần tài nguyên của hệ thống để xem xét gói đến và đưa ra quyết định cân bằng tải và do đó ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu nǎng của mạng. Giải pháp cân bằng tải dựa trên bộ điều phối cần kiểm tra, hiệu chỉnh và truyền lại gói tới các host trong nhóm (thường phải sửa đổi lại địa chỉ IP để tái định tuyến gói từ địa chỉ IP ảo tới địa chỉ IP của từng host cụ thể). Đối với NLB, nó phân phối đồng thời các gói đến tới tất cả các host trong nhóm và áp dụng một thuật toán lọc để loại bỏ các gói không mong muốn... Quá trình lọc gây ảnh hưởng ít hơn so với quá trình tái định tuyến và kết quả là thời gian đáp ứng nhanh hơn với thông lượng toàn hệ thống cao hơn.- Thông lượng và thời gian đáp ứng yêu cầuNLB nâng cao hiệu nǎng hệ thống bằng cách tǎng thông lượng và tối thiểu hoá thời gian đáp ứng tới các yêu cầu của client. Khi nǎng lực của các host trong nhóm được khai thác tối đa, nó sẽ không thể cung cấp thêm thông lượng và thời gian đáp ứng tǎng đột biến tuỳ theo độ trễ hàng đợi các yêu cầu của client. Bổ sung thêm host sẽ cho phép tǎng thông lượng và giảm thời gian đáp ứng. Nếu nhu cầu của khách hàng tiếp tục tǎng, các host sẽ được thêm vào cho đến khi mạng con bão hoà. Và nếu tải tiếp tục tǎng, cần sử dụng nhiều nhóm NLB và việc phân phối lưu lượng giữa các host được thực hiện bằng kỹ thuật Round Robin DNS.Trên thực tế, phương pháp này được sử dụng cho Web site của Microsoft www.microsoft.com, hiện thường xuyên có 5 nhóm NLB, mỗi nhóm có 6 host và các host chạy ở mức 60% nǎng lực tối đa. - Bǎng thông sử dụng của Switch (Switch occupancy): Tỉ lệ bǎng thông của switch được sử dụng bởi quá trình làm tràn các yêu cầu của client.Kiến trúc lọc gói của NLB dựa trên mạng con broadcast để phân phối các yêu cầu của client tới tất cả các host cùng lúc. Trong các nhóm nhỏ, có thể sử dụng hub để kết nối các host. Với các nhóm lớn hơn, switch sẽ là sự lựa chọn. Và như mặc định, NLB sẽ tạo ra hiện tượng "tràn" switch để có thể phân phối các yêu cầu của client tới tất cả các host cùng lúc. Cần chắc chắn rằng hiện tượng "tràn" switch không được vượt quá nǎng lực của switch, đặc biệt khi switch được chia sẻ giữa nhóm và các máy tính ngoài nhóm. Bình thường, bǎng thông sử dụng cho lưu lượng yêu cầu của client chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng lượng bǎng thông cần thiết cho quá trình truyền thông giữa server và client. Tuy nhiên quá trình "tràn" switch sẽ trở thành vấn đề trong những ứng dụng có tỉ lệ phần trǎm đáng kể lưu lượng mạng được dẫn tới nhóm (chẳng hạn như quá trình upload file trong các ứng dụng FTP) hay khi nhiều nhóm sử dụng chung một switch. Trong những trường hợp này, chạy NLB trong chế độ multicast và thiết lập mạng LAN ảo để hạn chế tràn switch là biện pháp khắc phục rất hiệu quả khiếm khuyết này. Ngoài ra, tính khả mở của NLB quyết định khả nǎng cải thiện hiệu nǎng của hệ thống khi các host được thêm vào nhóm.Kết luậnServer đang là nền tảng phân phối các ứng dụng quan trọng, thường xuyên và rộng khắp như Web, Streaming media, VPN. Như một phần tích hợp của Windows2000 Advanced Server và Datacenter Server, NLB cung cấp một giải pháp lý tưởng, kinh tế để tǎng cường tính khả mở và khả dụng cho các ứng dụng trên cả môi trường Internet và intranet. Tuy nhiên, ngoài những ứng dụng tích hợp trong Windows2000, NLB còn có thể tích hợp trong các hệ điều hành mạng và các ứng dụng chạy trên server khác một cách hiệu quả.

Monday, July 25, 2005

WEB hay - vui

Vui vui
http://buddies.smileycentral.com/?ZNxmk29468VN

Nhạc miễn Phí Online
http://webviet.net/nghenhaconline/index.htm

Saturday, July 09, 2005

Làm sách điện tử Microsoft ebook

Khi sử dụng máy tính, có lẽ bạn cũng biết rằng ngoài định dạng e-book (sách điện tử) PDF của Adobe ra thì còn có một số dạng e-book khác, mà điển hình là định dạng Microsoft eBook (.lit) khá phổ biến hiện nay. Khi công bố định dạng Microsoft eBook, hãng phần mềm nổi tiếng Microsoft chỉ cung cấp chương trình Microsoft Reader dùng để xem và đọc (chuyển văn bản thành âm thanh) cho cả hai hệ máy PC và Pocket PC (tương tự Adobe Reader) mà không cung cấp chương trình hỗ trợ việc chuyển từ các định dạng khác sang .lit (ngoại trừ Microsoft Read in Microsoft Reader tích hợp vào Microsoft Word 2002/2003, tải tại www.microsoft.com/reader/developers/downloads/rmr.asp). Vì lẽ đó, mặc dù định dạng LIT có nhiều ưu điểm vượt trội, bảo mật tốt, tốc độ cao, song lại không phổ biến trong giới IT như PDF của Adobe.
Sau một khoảng thời gian dài tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng tìm được chương trình thực hiện công việc chuyển đổi văn bản sang định dạng LIT hết sức chuyên nghiệp, nhanh chóng và thậm chí còn tốt hơn cả Adobe Acrobat Professional nữa. Xin giới thiệu ReaderWorks 2.0 (
www.overdrive.com/readerworks). Hiện tại, chương trình gồm 2 phiên bản là Standard (miễn phí, dung lượng 1,89MB) và Publisher (giá 119 USD, dung lượng 1,71MB). Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng cơ bản chương trình ReaderWorks để tạo tập tin Microsoft eBook.Tính năng chính của chương trình:
Hỗ trợ định dạng Web HTML, Plan Text (ASCII), Microsoft Word Document 2000 trở lên (nếu bạn có văn bản được soạn thảo từ chương trình khác, như Corel WordPerfect thì hãy chyển nó sang định dạng HTML bằng chức năng Save As) và tập tin hình ảnh theo định dạng JPG, PNG, GIF (nếu bạn có tập tin theo định dạng khác thì hãy chuyển nó về 3 định dạng này).
Hỗ trợ Unicode rất triệt để (Read in Microsoft Reader không hỗ trợ Unicode).
Sử dụng bảng Bookmark có sẵn trong tài liệu Word để xây dựng mục lục cho e-book (thông qua chức năng TOC Wizard).
Cho phép người dùng đưa hình ảnh, văn bản thông tin vào thay thế những giá trị mặc định của chương trình (Read in Microsoft Reader không có tính năng này).
Lưu ý: Trước khi cài đặt ReaderWorks, bạn cần vào trang Web
www.microsoft.com/reader/downloads/pc.asp tải về và cài đặt chương trình Microsoft Reader (3,58MB), đồng thời có thể cài thêm Microsoft Reader Text-to-Speech package 1.0 (www.microsoft.com/reader/downloads/tts.asp, 5,88MB) để chương trình đọc tài liệu cho bạn nghe (tiếng Anh, Pháp, Đức).Thao tác tạo tập tin Microsoft eBook:
Bước 0: Bạn phải chuẩn bị trước tất cả trang HTML, văn bản Microsoft Word, văn bản text hay hình ảnh muốn đưa vào tập tin LIT, rồi cho chạy chương trình ReaderWorks. Nếu cửa sổ Quick Start hiện ra thì chọn Blank ReaderWorks Project, nhấn OK để tạo tập tin LIT mới (trường hợp không thấy thì vào menu File, chọn New).
Bước 1: Source Files (các file nguồn).Nhấp chọn Source Files trong khung bên trái, tại vùng làm việc bên phải, nhấn nút Add. Cửa sổ Add Source Files hiện ra, bạn tìm và chọn các tập tin (theo những định dạng được hỗ trợ) muốn đưa vào e-book. Sau đó nhấn Open.Thứ tự tập tin nguồn sẽ quyết định sự hiển thị nội dung trước sau của tập tin LIT. Do đó, để thay đổi thứ tự này, bạn có thể dùng các nút: Move Up (di chuyển lên một cấp), Move Down (di chuyển xuống một cấp), Sort (sắp xếp theo tiêu chí có sẵn trong chương trình).
Bước 2: Properties (các thuộc tính)Nhấp chọn Properties trong khung bên trái. Tại danh sách Property, bạn lần lượt nhấp chọn từng mục từ trên xuống rồi nhập thông tin cho cho chúng. Tuy có đến 15 mục nhưng bạn chỉ cần cung cấp thông tin cho những mục sau:- Title: nhập tiêu đề của e-book vào ô Value.- Creator(s): thông tin tác giả. Bạn nhấp kép vào [new creator] rồi nhập tên tác giả vào ô Name, chọn một chế độ xác thực trong danh sách Role và nhấn OK. Để đưa thêm tên tác giả, bạn cũng làm tương tự.- Subject(s): chủ đề của e-book. Chương trình có cung cấp sẵn cho bạn 39 chủ đề thông dụng để lựa chọn, tuy nhiên nếu bạn vẫn không tìm thấy một chủ đề ưng ý trong số chúng thì có thể tự tạo chủ đề riêng bằng cách nhấp giá kép vào [new subject], nhập tên chủ đề muốn tạo vào ô Value rồi nhấn OK.- Description: ghi chú thêm cho e-book.- Publisher: nhập tên nhà xuất bản e-book vào ô Value.- Date: nhập ngày xuất bản vào ô Value.- Language: chọn ngôn ngữ chính của e-book, chương trình cung cấp sẵn tên tất cả các ngôn ngữ có trên thế giới cho bạn lựa chọn.
Bước 3: Table of Contents (bảng mục lục)Nhấp chọn Table of Contents trong khung bên trái. Bước này cho phép bạn tạo ra mục lục cho e-book, nếu bạn đã có tập tin chứa mục lục rồi (hỗ trợ tất cả định dạng giống Source Files) thì đánh dấu vào mục Include Table of Contents, rồi nhấn nút “…” bên phải ô nhập liệu.Trong trường hợp bạn không có bất kỳ tập tin nào chứa thông tin mục lục của các tập tin đã chọn trong phần Source Files thì vẫn có thể yêu cầu chương trình thực hiện tạo mục lục tự động bằng cách nhấn nút TOC Wizard. Bạn nhập đường dẫn và tên tập tin mục lục (tốt nhất cứ để mặc định), nhấn Next. Giữ những mục được đánh dấu theo mặc định, nhấn Next. Nhập độ sâu của bảng mục lục vào ô TOC level for Word bookmarks rồi nhấn Next. Chọn kiểu trình bày mục lục trong danh sách Style (nếu không thích những kiểu có sẵn thì nhấp New để tự tạo kiểu mới), nhấn Next. Sau thao tác này, hãy đợi vài phút cho quá trình tạo tập tin mục lục hoàn tất (nếu xuất hiện bảng cảnh báo thì nhấn Retry), cuối cùng nhấn Finish.
Bước 4: Cover Page (trang bìa)Nhấp chọn Cover Page trong khung bên trái. Bước này cho phép bạn đưa hình hoặc nội dung văn bản thay thế những thiết lập mặc định mang tính bản quyền của chương trình. Bạn lần lượt chọn từng mục trong danh sách Cover page element rồi chọn None nếu không muốn hiển thị thông tin này trong tập tin LIT, hoặc chọn Other nếu muốn đưa thông tin cá nhân vào, bây giờ nhấn tiếp nút “…” để chọn tập tin thông tin.
Bước 5: Build eBook (làm eBook)Sau khi đã cấu hình mọi thứ xong, công việc cuối cùng nhưng rất quan trọng của bạn lúc này là tổng hợp thông tin để tạo thành tập tin e-book LIT. Vì vậy, bạn hãy vào menu File, chọn mục Build eBook (có thể nhấn tổ hợp phím Ctr+B cho nhanh).Nhập tên tập tin LIT vào ô Filename, nhấn Next, đợi vài phút cho chương trình làm việc và nhấn nút Finish.

Sunday, July 03, 2005

Giúp outlook express lấy được Yahoo


Một tiện ích giúp bạn không còn phải "mòn mỏi" ngồi chờ đăng nhập vào Yahoo! Mail bằng đường truyền dial-up "rùa đi dạo" của mình, mà có thể đàng hoàng mở Outlook Express hoặc bất cứ chương trình duyệt mail nào khác để lấy các thư Yahoo! về máy tính một cách nhanh chóng và tiện lợi.


Đó là chương trình Yahoo POPs! Ver 0.6, một tiện ích dùng mã nguồn mở, được phát hành theo bản quyền GPL Version 2, được chuyển đổi từ một chương trình FetchYahoo của Ravi Ramkissoon viết bằng ngôn ngữ lập trình nguồn mở Perl. Chương trình gốc này ban đầu được dùng cho các trình duyệt mail nguồn mở như Pine và Netscape.
Sau đây là một đoạn trong thoả thuận bản quyền của Yahoo POPs!: "Như chúng tôi biết thì YahooPOPs! không vi phạm vào các điều khoản sử dụng dịch vụ của Yahoo! Mail. Nhưng chúng tôi không có luật sư. Các giải thích của chúng tôi cho rằng các điều khoản sử dụng dịch vụ giữa Yahoo! Mail với người dùng cuối của Yahoo! (như bạn) không bao gồm bất kỳ trung gian nào như YahooPOPs!. Nhưng chúng tôi không phải luật sư. Nếu bạn tin rằng YahooPOPs! làm trái với các điều khoản sử dụng dịch vụ của Yahoo! Mail, đề nghị KHÔNG CÀI ĐẶT và sử dụng YahooPOPs!. Phần mềm này là một hoạt động phát triển độc lập của các tác giả, và không có mối liên hệ nào với những công ty thuê họ làm việc".
Bạn có thể download chương trình Yahoo POPs! về "dùng thật" (không sợ bị bắt đăng ký hay mua bản quyền) tại địa chỉ
http://unc.dl.sourceforge.net/sourceforge/yahoopops/yahoopops-win-0.6.exe. Sau khi download xong file yahoopops-win-0.6.exe về máy, bạn kích đúp để cài đặt theo hướng dẫn hiển thị trên màn hình. Nếu không sử dụng hệ điều hành Windows, bạn có thể download các phiên bản Yahoo POPs! dành cho Linux, Mac OS X 10.1 Server Edition, và Sun Solaris.
Sau đây là hướng dẫn thiết lập Yahoo POPs! và Outlook Express 6.Cài đặt trên Outlook Express 6
1. Chọn mục "Accounts..." trong menu "Tools". 2. Kích vào nút "Add" và chon "Mail...". 3. Nhập tên mà bạn muốn hiển thị khi người người nhận có thư của bạn, sau đó kích vào "Next". 4. Nhập địa chỉ email Yahoo! của bạn và bấm "Next". 5. Thiết lập mục "My incoming mail server is a" thành POP3. 6. Tại mục "Incoming (POP3, IMAP or HTTP) mail server", đặt về địa chỉ "127.0.0.1".
7. Tại mục "Outgoing (SMTP) mail server", đặt về địa chỉ "127.0.0.1" và sau đó kích "Next". (Lưu ý rằng trong YahooPOPs, ngầm định SMTP bị vô hiệu, bạn phải lựa chọn để kích hoạt khả năng hỗ trợ SMTP). 8. Điền vào mục "Account name:" tên user name mà bạn dùng để đăng nhập hòm thư Yahoo! Mail (phần trước @yahoo.com). 9. Đặt "Password:" Nhập password truy cập hòm thư Yahoo! của bạn vào. Nếu bạn dùng chung máy tính và muốn Outlook Express 6 hỏi mật khẩu mỗi lần check e-mail Yahoo mới, và bấm "Next". 10. Bấm "Finish". 11. Chọn vào account mới được tạo và liệt kê với số "127.0.0.1", sau đó chọn nút "Properties" bên phải. 12. Sửa lại tên 127.0.0.1 thành "YahooPOPs" hoặc tên gì mà bạn muốn. 13. Chọn mục tab "Servers", sau đó chọn ô "My server requires authentication". 14. Chọn mục tab "Advanced" phía trên, sau đó chuyển thanh "Server Timeouts" sang "Long - 5 minutes". 15. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn "Leave a copy of messages on server" để Yahoo POPs! không xoá các mail trong hòm thư Yahoo! sau khi download về Outlook. 16. Bạn cũng có thể chọn "Remove from server when deleted from Deleted Items". Khi đó, nếu bạn xoá các thư Yahoo trong mục Deleted Items của Outlook Express 6, chúng cũng sẽ được xoá trên hòm thư Yahoo.
Cài đặt Yahoo POPs!
1. Khởi động Yahoo POPs! từ Start menu/All Programs/Yahoo POPs!, một biểu tượng phong thư và Trái đất xanh sẽ xuất hiện ở khay hệ thống phía dưới phải màn hình.
2. Kích chuột phải vào biểu tượng Yahoo POPs!, chọn Configure ở trên cùng.
3. Kích đúp vào Email Preferences, sau đó chọn Receiving Email.
Trong mục này, bạn nên bỏ phần "Download email from Bulk mail..." vì đã là thư rác thì không cần lấy về Outlook làm gì. Đồng thời, nên chọn cả hai mục "Empty Trash..." và "Empty Bulk..." ngay bên dưới.
4. Nếu chỉ muốn Yahoo POPs! lấy về những thư chưa đọc, và không lấy tất cả những thư cũ mà bạn đang để trên hòm thư, bạn nên chọn "Download only unread emails" trong phần "Download Email Category".
5. Nếu muốn lưu các thư gửi đi từ Outlook Express bằng Account Yahoo Mail vào mục Sent Items của hòm thư Yahoo, hãy kích vào Sending Email và kích ô "Save email in Yahoo's Sent Items Folder".
6. Kích vào "Advanced Preferences", vào "Security" để thiết lập chế độ mã hoá mật khẩu, nếu để "plain text" thì sẽ nhanh hơn nhưng không bảo mật, còn chọn HTTPs mode hoặc MD5 thì sẽ bảo mật hơn (cơ chế mã hoá đã được Yahoo! hỗ trợ), nhưng thời gian đăng nhập sẽ lâu hơn một chút.
7. Nếu kết nối Internet của bạn thông qua một Proxy Server, bạn cần phải khai báo địa chỉ, cổng truy cập hoặc mật khẩu đăng nhập máy chủ Proxy trong phần Proxies. Trong phần network, ngầm định Yahoo POPs! đã đặt đúng địa chỉ "Bind on I.P adress" là 127.0.0.1, và POp3 Port là 110. Bạn chỉ cần kích vào ô "Enable SMTP" là được.
8. Để chạy YahooPOPs! khi khởi động máy, chọn Miscellaneous, chọn "Automatically start YahooPOPs!...". Bạn cũng nên chọn vào "Download email silently..." nếu không muốn mỗi lần Outlook check email mới từ Yahoo lại xuất hiện một thông báo khó chịu.
9. Kích OK để hoàn tất thiết lập, sau đó khởi động lại chương trình bằng cách kích chuột phải vào biểu tượng Yahoo POPs! ở góc dưới phải, chọn Exit. Chạy lại chương trình từ Start menu.
Từ giờ, bạn đã có thể dùng Outlook Express để check email Yahoo! một cách nhanh chóng, không còn phải ngồi chờ đợi để mở trang Yahoo! Mail như trước nữa. YahooPOPs! cũng có thể sử dụng với các chương trình quản lý email khác ngoài Outlook Express.
Bạn có thể tham khảo cách cài đặt Yahoo POPs! với các chương trình duyệt email khác như
IncrediMail Xe, Calypso 3.x, Mozilla Mail, nPOP, Outlook XP, Forte Agent News/Mail Reader v1.93, Outlook 2000, Pegasus Mail 3.12c, Eudora 5.x, Lotus Notes R6, Netscape Mail 4.x, hay Opera M2.